Rửa tay là biện pháp hiệu quả phòng ngừa các vi khuẩn và bệnh liên quan khi tiếp xúc trực tiếp qua da. Việc rửa tay còn không chỉ bảo vệ cho bản thân mà còn bảo vệ cho người khác và cộng đồng. Nhất là khi thế giới vừa trải qua đại dịch lớn như COVID-19.
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc, các chế phẩm nước rửa tay, gel rửa tay nước, gel rửa tay khô xuất hiện rất nhiều trên thị trường. Bạn có thể dễ dàng tìm mua ở bất kỳ cửa hàng mỹ phẩm hay thậm chí là ở hiệu thuốc.
Hôm nay hãy cùng Jalin đi sâu vào gel rửa tay khô và cách làm gel rửa tay khô tại nhà nhé.
I. Gel rửa tay khô là gì?
Gel rửa tay khô là một loại dung dịch dạng gel, sẽ sệt hơn do với các chất lỏng thông thường. Loại gel rửa tay khô sẽ có tính chất khô nhanh và không cần phải rửa tay lại với nước sạch.
Gel này thường có thành phần chính là cồn (ethanol hoặc isopropanol) giúp diệt vi khuẩn trên tay. Ngoài ra trong gel rửa tay khô cũng thường có các hợp chất glycerin hoặc lô hội nhằm làm mềm mịn, giữ ẩm cho da tay tránh bị khô khi tiếp xúc nhiều với thành phần cồn trong gel rửa tay.
1. Phân biệt gel rửa tay và xà phòng rửa tay
Cả hai loại gel rửa tay khô và xà phòng rửa tay đều có mục đích chung là rửa tay. Nhưng hai loại đều có những đặc điểm, ưu và nhược khác nhau. Cả về thành phần và cách sử dụng, hiệu quả trong từng tình huống nhất định.
- Gel rửa tay khô
Có thành phần chính chủ yếu là cồn (ethanol hoặc isopropanol như đã đề cập ở trên) khoảng từ 60% đến 95%. Giúp diệt khuẩn nhanh chóng thuận lợi cho việc mang theo, còn lại là các thành phần dưỡng da và hương thơm tùy chỉnh.
- Xà phòng rửa tay
Có thành phần chính chứa các chất hoạt động bề mặt giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các loại vi khuẩn, vi sinh vật bám trên da.
2. So sánh giữa hai loại gel rửa tay khô và xà phòng rửa tay
Gel rửa tay khô và xà phòng rửa tay đều có công dụng chính là rửa tay khỏi các bụi bẩn và vi khuẩn. Tuy nhiên cũng có những tình huống nhất định mà mỗi loại sẽ phát huy được thế mạnh của mình.
Gel rửa tay khô rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời, những người cần di chuyển nhiều, hay đi vào những nơi đông người như bệnh viện, công viên, rạp chiếu phim. Những nơi ngày thường rất nhiều người qua lại và cách hiệu quả nhất để vệ sinh đôi tay của mình chính là sử dụng gel rửa tay khô. Chỉ cần xịt ra và chà sát hai bàn tay là đã có thể loại bỏ phần lớn vi khuẩn mà chúng ta vô tình chạm vào đâu đó.
Ngược lại xà phòng rửa tay không hề có tính tiện dụng. Nhưng lại có ưu điểm là có thể rửa sạch bàn tay của bạn khỏi mọi loại chất bẩn dính vào tay như dầu mỡ, nhớt, bùn đất… Điều mà bạn sẽ không thể làm được chỉ với gel rửa tay khô.
II. Cách làm gel rửa tay
1. Chuẩn bị nguyên liệu làm gel rửa tay khô
Bước đầu tiên khi bắt đầu làm một cái gì đó luôn là khâu chuẩn bị nguyên liệu. Bạn hãy chuẩn bị tất cả các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết (những loại nguyên liệu ngành hương và dụng cụ này thường được bán ở các cửa hàng hương liệu và các cửa hàng bán dụng cụ thí nghiệm.
Danh sách nguyên liệu mà bạn cần chuẩn bị:
- Cồn isopropyl hoặc cồn ethanol (nồng độ khoảng 60% đến 95%). Đây là thành phần chính không thể thiếu trong gel rửa tay khô.
- Gel nha đam (lô hội) hoặc glycerin giúp dưỡng ẩm cho da tay, tránh cho tình trạng da tay bị mất độ ẩm và khô do tiếp xúc nhiều với cồn.
- Tinh dầu tùy chọn - hãy chọn cho mình một mùi tinh dầu theo sở thích của bản thân. Bạn có thể tham khảo bộ sưu tập của Jalin với hơn 50 mùi hương khác nhau. Ngoài ra Jalin còn cung cấp hương liệu tạo mùi thơm cho những ai có nhu cầu làm các sản phẩm hương thơm mà chưa biết tìm nguyên liệu uy tín chất lượng ở đâu.
- Chai đựng thành phẩm: Lựa chọn các loại chai có nắp vặn kín hoặc nắp đóng mở để đảm bảo tiện lợi trong quá trình sử dụng và mang theo bên mình.
2. Hướng dẫn từng bước cách làm gel rửa tay khô bằng nha đam
Bước 1: Pha cồn và gel nha đam lại với nhau
- Đổ cồn vào bát lớn chuẩn đã chuẩn bị sẵn.
- Thêm gel nha đam vào và khuấy đều để cho hai nguyên liệu cồn và gel nha đam hòa quyện với nhau. Nhằm tạo kết cấu dẻo và dễ sử dụng.
Bước 2: Thêm mùi hương tinh dầu nước hoa yêu thích
- Thêm vào khoảng 8 đến 12 giọt tinh dầu nước hoa tùy vào sở thích và nồng độ mùi hương mà bạn muốn.
- Tiếp tục khuấy đều hỗn hợp trên và bảo đảm tất cả nguyên liệu hòa tan với nhau.
Bước 3: Chiết hỗn hợp vào chai lọ
- Chiết ra chai/lọ đã chuẩn bị sẵn và đậy kín nắp.
Chỉ với ba bước đơn giản, bạn đã có một lượng gel rửa tay khô để mang theo bên mình và sử dụng đầy tiện lợi.
III. Một số lưu ý về cách làm gel rửa tay khô bằng nha đam
1. Mẹo để giúp cho quá trình làm gel rửa tay khô đạt hiệu quả tối ưu
Tỷ lệ pha trộn sẽ ở mức 2:1 (2 phần tinh dầu và 1 phần nha đam). Hướng dẫn sẽ dùng định mức 150ml gel rửa tay khô.
Bạn nên đến những đơn vị cung cấp nguyên liệu ngành hương liệu uy tín để tìm mua những nguyên liệu có chất lượng đảm bảo. Tránh tình trạng mua các nguyên liệu không đạt chất lượng có thể ảnh hưởng đến thành phẩm và thậm chí ảnh hưởng đến da tay của bạn.
2. Những điều nên tránh khi làm nước rửa tay
Khi lựa chọn cồn cần chú ý nồng độ của nguyên liệu luôn từ 60% để đạt được hiệu quả thành phẩm có tính diệt khuẩn tốt nhất.
Khi thêm chất glycerin vào hỗn hợp gel rửa tay khô, cần chú ý liều lượng để đảm bảo rằng hỗn hợp không bị giảm nồng độ cồn,
Gel rửa tay khô cần được bảo quản từ khâu nguyên liệu cho đến khâu thành phẩm ở nhiệt độ mát mẻ. Tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
IV. Kết luận
Việc rửa tay tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Bạn hãy tập thói quen rửa tay thường xuyên để cơ thể luôn khỏe mạnh và tránh các loại vi khuẩn không đáng có.
Bạn cũng có thể tham khảo cách làm nước hoa hồng và làm nước hoa khô qua những bài viết mà Jalin đã chia sẻ.