I. Mùi hương trong quà tặng, sản phẩm - Xu hướng marketing cảm xúc của năm 2025
Việc ứng dụng mùi hương trong quà tặng đã không còn quá xa lạ với chúng ta, tuy nhiên ở thời điểm năm 2025, một lần nữa xu hướng marketing bằng hương thơm lại rất được hưởng ứng và nhiều người biết đến hơn.
Việc những doanh nghiệp lớn và vừa ứng dụng mùi hương trong quá trình kinh doanh của họ, những món quà tặng đối tác, nhân viên hay trong chính sản phẩm của họ đã minh chứng cho thấy ngoài tặng phẩm/ sản phẩm được nhận, người dùng ngoài cảm quan khi cầm nắm, trải nghiệm sử dụng thì hương thơm cũng quyết định không nhỏ trong ấn tượng ban đầu.
Tuy nhiên, trong bài viết này chúng ta sẽ chỉ bám sát vào chủ đề quà tặng, Jalin sẽ nói về sản phẩm được ứng dụng hương thơm trong một bài viết khác.
II. Mùi hương trong quà tặng, sản phẩm
1. Khái niệm marketing cảm xúc
Để các bạn rõ hơn về khái niệm marketing cảm xúc, hay gọi với các tên gọi khác như là scent marketing, emotion marketing… là phương pháp tiếp thị bằng cảm xúc của người tiêu dùng hay khách hàng (vui, buồn, hoài niệm, ngạc nhiên, khó chịu,… để mang lại ấn sâu sắc đối với khách hàng tại một thời điểm nhất định, từ đó thúc đẩy việc đưa ra quyết định như mua hàng, đặt dịch vụ…
2. Nói rõ hơn về xu hướng marketing cảm xúc trong năm 2025
Tại thời điểm 2025, khi thị trường đã phát triển vượt bậc, thì việc tiếp thị bằng cảm xúc đánh mạnh vào cảm xúc của khách hàng, mang lại ấn tượng sâu sắc hơn trong lòng khách hàng hay đối tác.
Tiếp thị mùi hương sẽ gián tiếp tác động lên tâm lý khách hàng bằng cách kích thích giác quan như khứu giác để mang lại cảm xúc mạnh hơn (thường là tích cực)
Đôi khi khách hàng mua hàng vì cảm xúc nhiều hơn so với nhu cầu, để có thể lý giải điều này thì ngay chính bản thân chúng ta cũng sẽ rất háo hức khi sở hữu một vật gì đó và cảm giác đó sẽ nhanh chóng mất đi sau khi chúng ta đã sở hữu. Chính từ giai đoạn này trở đi chúng ta mới có thể đánh giá một cách chính xác sản phẩm chúng ta sở hữu.
Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để biến khách hàng không có nhu cầu thành khách hàng có nhu cầu hoặc họ chỉ đang ở giai đoạn nhận biết đến chúng ta? Đó chính là lúc áp dụng marketing cảm xúc để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định hơn khi bạn thuyết phục họ.
Các doanh nghiệp thường xuyên nghiên cứu thị trường đã nhanh chóng nắm bắt được phương pháp tiếp thị bằng cảm xúc này để ứng dụng vào mô hình doanh nghiệp của họ. Họ sẽ chủ động gia công quà tặng theo số lượng nhiều và tối ưu hóa theo chiến dịch tiếp thị của họ.
III. Vai trò của mùi hương trong quà tặng doanh nghiệp
1. Tác động của hương thơm lên tâm lý người nhận quà
Mùi hương có khả năng kích thích giác quan và gây ấn tượng lên cảm xúc một cách mạnh mẽ, điều này giúp người tặng quà có thể đạt được mục đích của họ đối với người nhận quà.
Theo một số nghiên cứu như trang Springer Open, mùi hương sẽ có ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc và làm tăng sự hấp dẫn và thiện cảm của người đối diện thông qua cơ chế kích thích cảm xúc mạnh mẽ và liên tưởng đa giác quan.
Hoặc một nghiên cứu khác từ Insight7, sử dụng mùi hương trong marketing trải nghiệm cảm xúc thể khơi gợi nên các ký ức tích cực, giúp khách hàng cảm thấy thân quen và gắn kết hơn với thương hiệu, tạo nên các khách hàng/đối tác tiềm năng.
2. Ưu điểm của quà tặng hương thơm
Quà tặng hương thơm luôn mang lại sự thú vị và độc đáo bởi chính công dụng của chúng. Như đã đề cập thì mùi hương có công dụng là kích thích cảm xúc, ngoài ra còn mang các công dụng khác như nuôi dưỡng tinh thần hay làm mới không gian (tùy tình chất mùi hương và thời điểm sử dụng).
Vì vậy việc cá nhân hóa quà tặng hương thơm trở nên dễ dàng hơn khi bạn đã biết được hành vi và chân dung của khách hàng, đối tác của mình. Từ đó có thể cá nhân hóa quà tặng hương thơm đối với người nhận để đạt được hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể tận dụng cảm xúc của khách hàng/đối tác để branding cho thương hiệu của mình một cách độc đáo và đầy tinh tế. Tách biệt và tạo được bản sắc so với các thương hiệu cùng ngành khác.
IV. Lưu ý khi lựa chọn sử dụng hương thơm trong quà tặng
1. Xác định mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp
Để nhằm mục đích định vị thương hiệu của doanh nghiệp, thông qua mùi hương doanh nghiệp có thể phần nào định vị giá trị cốt lõi của thương hiệu và giúp khách hàng nhớ đến. Từ đó có thể tạo ra dấu ấn riêng để mang lại bản sắc riêng của thương hiệu/doanh nghiệp.
Truyền tải đến người nhận quà thông điệp không chỉ là mùi hương mà còn là trải nghiệm cảm xúc hương thơm từ món quà được nhận. Khiến người nhận có cảm xúc gần gũi và kết nối hơn với doanh nghiệp/thương hiệu
2. Tiêu chí lựa chọn lựa chọn hương thơm đặc trưng cho quà tặng
Đầu tiên phải kể đến hơn cả là tính phù hợp, khâu lựa chọn hương thơm để phù hợp có thể khiến khách hàng dễ dàng trải nghiệm cảm xúc hơn một hương thơm “kén mũi”. Bạn cũng hãy quan tâm đến đặc trưng của ngành nghề từ doanh nghiệp của mình, sẽ thật kỳ quặc nếu như một thương hiệu nam nhưng mùi hương bạn chọn lại là một tổ hợp hương hoa phải không nào?
Bên cạnh đó, doanh nghiệp của bạn cũng cần lưu ý về những hương thơm đã lựa chọn cần có tính bền vững và thích nghi với nhiều đối tượng khác nhau. Tránh trường hợp thay đổi liên tục hương thơm sẽ gây ảnh hưởng đến cảm xúc trải nghiệm của khách hàng.
3. Đóng gói và phối hợp trang trí
Đóng gói và trang trí không chỉ thể hiện tính chỉn chu, tôn trọng từ phía doanh nghiệp đối với người nhận, việc trang trí cũng là yếu tố ghi điểm không kém bên cạnh hương thơm.
Doanh nghiệp cần xác định rõ thông điệp giá trị mà mình muốn truyền tải trong món quà khi đến tay người nhận, từ đó có thể xác định và chọn lựa được loại chất liệu bao bì của quà tặng.
Phần trang trí tiếp theo cần dựa theo tệp đối tượng sẽ nhận quà tặng có mùi hương của doanh nghiệp bạn. Dựa vào tệp đó bạn có thể dễ dàng trang trí theo phong cách phù hợp.
Ngoài ra doanh nghiệp của bạn có thể cá nhân hóa riêng từng món quà bằng cách đính kèm theo thiệp bên trong, hay hơn nữa là khắc laser vào sản phẩm quà tặng.
*Khi bạn ứng dụng đầy đủ các yếu tố và tùy biến chúng một cách linh hoạt, món quà của bạn sẽ trở thành một công cụ đắc lực trong việc branding thương hiệu và gắn kết quan hệ trong kinh doanh.
V. Case study sử dụng mùi hương trong quà tặng thành công
1. Một vài dẫn chứng từ thực tế
Một ví dụ cực kỳ thành công trong câu chuyện đánh thẳng vào trải nghiệm cảm xúc của khách hàng dựa trên mùi hương trong quà tặng là Fairmont Hotels đã rất tinh ý khi kết hợp với hãng nước hoa Le Labo để tạo ra dịch vụ tạo mùi hương riêng cho mỗi khách hàng trong gói “Scents and Senses” của họ (Trích nguồn: Youtube chính thức của Fairmont Hotel Resorts)
Từ đó khách hàng có một tùy chọn riêng để có thể tự mua và tạo cho mình một phần quà lưu niệm độc bản cho bản thân. Chiến dịch này vừa nâng tầm thương hiệu khi kết hợp với một thương hiệu nổi tiếng khác và vừa làm tăng trải nghiệm cảm xúc của khách hàng khi lưu trú tại khách sạn này.
2. Phân tích các yếu tố
Yếu tố thành công trong case study có thể dễ dàng nhận thấy chính là marketing cảm xúc, sử dụng trải nghiệm hương thơm để tác động lên cảm xúc và hành vi của khách hàng. Ngoài ra tính cá nhân hóa cho mỗi khách hàng khác nhau, kèm với đó là yếu tố thương hiệu mang lại một tổng thể chiến dịch thành công.
VI. Kết luận
Bài viết trên Jalin mong muốn truyền tải cho bạn những thông tin sâu hơn về việc sử dụng hương thơm trong quà tặng, bên cạnh đó là ứng dụng hương thơm để làm marketing cho doanh nghiệp. Hãy theo dõi thêm các bài viết mới có Jalin Fragrances nhé
Liên hệ ngay Jalin để được tư vấn chi tiết qua Hotline/Zalo: 0888 50 6879.